Câu chuyện về “5 phút cuối cùng của cuộc chiến”

Ban vận động thành lập Hội do Tổng Công trình sư Nguyễn văn Tình đứng đầu đã tập hợp được một đội ngũ đông đảo các kỹ sư , cán bộ kỹ thuật về Vô tuyến điện và Điện tử thuộc các lĩnh vực Bưu điện, Phát thanh, Thông tấn xã, Điện ảnh , các Trường Đại học, các Bộ Công nghệp, Quốc phòng, Ủy ban KHKT nhà nước… cùng tham gia

Ngày 26/04/ 1965 Ban Vận động đã họp và bầu ra Ban Trù bị thành lập Hội Vô  tuyến  Điện tử gồm 10 ủy viên sau đây:

1.    Tổng Công trình sư Nguyễn văn Tình,Tổng cục Bưu điện
2.    Kỹ sư Nguyễn Lại, Cục Điện ảnh
3.    Kỹ sư Nguyễn Như Kim, Đại học Bách khoa
4.    Kỹ sư Phạm văn Bảy, Tổng cục Bưu điện
5.    Kỹ sư Nguyễn Cung, Đài phát thanh TNVN
6.    Kỹ sư Nguyễn văn Ngọ, Đại học Bách Khoa
7.    Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ngoạn , Viện Nhiệt đới hóa
8.    Kỹ sư Hoàng Sước, Tổng cục Bưu điện
9.    Kỹ sư Trịnh lý Thản, Đài TNVN
10.    Kỹ sư Bùi minh Tiêu, Đại học Bách Khoa
(Thứ tự ghi đúng theo biên bản cuộc họp)

 
Tổng Công trình sư Nguyễn văn Tình
 

Hai tháng sau, ngày 25/06/1965 Bộ Nội vụ (tiền thân của Bộ Công an ngày nay) ra công văn số 1473-DC/VK do Thứ trưởng Nguyễn văn Ngọc ký, cho phép Ban vận động tổ chức các hoạt động trù bị thành lập Hội.

Tên Hội là Hội Vô tuyến Điện tử Việt nam và  Ban Trù bị có con dấu riêng
 

Mười bảy năm sau, ngày 22/06/1982 Ban Vận động họp Hội nghị lần thứ hai, bầu bổ sung thêm 11 ủy viên Ban Trù bị, danh sách như sau (xếp theo vần ABC, có ghi  học hàm, học vị, chức danh công tác, và tên cơ quan lúc đó) :

1.    GS Vũ đình Cự, Viện Khoa học Việt nam
2.    PGS Nguyễn Khang Cường, Đại học Tổng hợp Hà nội
3.    Kỹ sư Ngô bá Duyệt, Bộ Văn hóa
4.    Viện trưởng Đặng Trung Hiếu, Ủy ban Phát thanh Truyền hình VN
5.    Tổng cục trưởng Phạm Niên, Tổng cục Bưu điện
6.    Kỹ sư Nguyễn ngô Hồng, Tổng cục Bưu điện
7.    PTS Hoàng văn Nghiên, Đại học Bách Khoa Hà nội
8.    PTS Vũ Duy Phú, Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước
9.    Kỹ sư Trần Thanh Nhàn, các Xí nghiệp Sửa chữa Thiết bi Điện tử Hà nội
10.    Đại tá Ngô đức Thọ, Bộ Tư lệnh Thông tin
11.    Trung tá Trần thúc Vân. Viện KT Quân sự
Ban vận dộng mới gồm 21 thành viên bầu  ông Nguyễn Lại làm Trưởng Ban.

 

Ks Nguyễn Lại, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh

 

Hội nghị lần này bàn bạc và đi đến thống nhất về các biện pháp tích cực nhất để vận động cho Hội được chính thức thành lập từ tháng 9/1982, nhưng do những thủ tục nhà nước lúc đó quá phức tạp, ý đồ này không thực hiện được. Sau đó nhiều ủy viên Ban Trù bị đã thay đổi công tác hoặc chuyển vào Nam.

Sáu năm sau, đến năm 1988 điểm lại cán bộ của Ban Trù bị chỉ còn một nhóm kiên định là các ông Nguyễn Lại, Nguyễn văn Ngọ, Vũ duy Phú, Phạm văn Bảy (vẫn còn hoạt động, nhưng ở trong Nam), và một vài vị tuổi cao đã nghỉ hưu như cụ Nguyễn Cung, đại tá Ngô đức Thọ,…

Đầu năm 1988 anh Vũ Duy Phú và tôi chuyển về công tác ở Bộ Cơ khí – Luyện kim. Khi đó Bộ CK-LK vừa được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lỳ nhà nước các ngành Cơ khí, Luyện kim, Hóa chất, Điện tử, Tin học, và Tự động hóa. Bộ trưởng Phan Thanh Liêm là người hiểu rõ vai trò của các hội nghề nghiệp trong việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho hội viên, và đưa nhanh các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Do đó ông ủng hộ nhiệt tình các ban vận động và Bộ làm công văn chính thức đề nghị Ban Tổ chức Chính  phủ cho thành lập 6 hội là:

1.    Hội Cơ học Việt Nam
2.    Hội KHKT Đúc – Luyện kim Việt Nam
3.    Hội Hóa học Việt Nam
4.    Hội Tin học Việt Nam
5.    Hội Vô tuyến-Điện tử Việt Nam
6.    Hội KHCN Tự động Việt Nam

 

Bộ Trưởng Phan Thanh Liêm tại ĐH 1

 

Bây giờ, chúng tôi đã có cả  một đội ngũ đông đảo những người nhiều năm lăn lộn vận động thành lập hội nghề nghiệp, đã được chính quyền Bộ ủng hộ, lại được sự ủng hộ và chỉ dẫn tận tình của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam cho nên mọi việc tuy thủ tục còn phức tạp nhưng triển vọng thành công đã tới gần. Quý III năm 1988, mọi thủ tục đã hoàn tất, chỉ còn ngồi chờ quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Nào ngờ, bỗng nghe tiếng sét ngang tai!! Bốn hội trong danh sách trên đã có quyết định (chẳng hạn Hội Hóa học Việt nam nhận được quyết định thành lập số 207-CT ngày 11/7/1988), riêng hai hội Tin học và Vô tuyến – Điện tử cấp trên có ý kiến là nên nhập thành một hội và sẽ ra quyết định sau!

Hai ban vận động của 2 hội sôi sục, gặp nhau bàn bạc nhiều lần để tìm những lý do chính đáng giải trình tại sao cần phải lập hai hội riêng biệt. Chúng tôi xin gặp Bộ trưởng Bộ CK-LK, Chủ nhiệm Ủy ban KH&KT nhà nước, Tổng cục Bưu điện, Liên hiệp Điện tử – Tin học, Chủ tịch Liên hiệp hội để trình bày và yêu cầu ủng hộ . Chúng tôi tổ chức các cuộc hội thảo để lấy ý kiến đông đảo quần chúng.

Quần chúng trong ban Vận động thành lập Hội Vô tuyến – Điện tử tỏ  ra chán nản: 23 năm phấn đấu liên tục không mệt mỏi nay trở thành “công cốc” !

Tôi động viên anh em bằng cách dẫn câu nói của danh tướng Nogi thời Minh trị Thiên hoàng: “Trong cuộc chiến ai trụ được 5 phút cuối cùng người ấy sẽ thắng”.

Anh em hỏi, cái 5 phút ấy là bao giờ? Tôi bảo chính là bây giờ đây, xin đừng bỏ cuộc, bỏ cuộc là thua “khó mấy cũng quyết đấu tranh để dành thăng lợi”.

Theo sự phân công của 2 ban vận  động, tôi đến gặp thứ trưởng Nguyễn văn Hường, chủ nhiệm Văn phòng 10 (Vụ phụ trách về  các vấn đề KHKT của Văn phòng Hội đồng Bộ  trưởng). Anh Hường và tôi là bạn thân hồi du học ở Trung quốc và thời gian cùng giảng dạy ở ĐH Bách khoa. Hơn nữa, chúng tôi là  đồng hương, biết nhau từ trong kháng chiến chống Pháp.

Tôi nói hết mọi lý do đã chuẩn bị  cho anh Hường nghe, cuối cùng nói ở Mỹ ba hội Máy tính, Truyền thông, Bán dẫn là 3 hội riêng rẽ trong Tổng hội Kỹ sư Điện và Điện tử IEEE, như chúng tôi trong Liên hiệp hội, ở  Trung quốc 3 hội Điện tử (CIE, China Institute of  Electronics), Truyền thông (CIC, China Institute of Communications), và Tin học (China Information Processing Society) cũng là 3 hội riêng. Nghe đến đó anh Hường bật dậy “Trung quốc cũng rứa à? Thôi được, sẽ có cách!”

Không biết anh có cách gì mà  ngày 17/12/1988 hai hội nhận được quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cùng lúc, hai hội là “anh em sinh đôi”, Hội Tin học Việt nam nhận quyết định số 312/CT còn Hộ Vô tuyến – Điện tử Việt nam số 313/CT

 

GS TS Nguyên văn Hường, thứ trưởng chủ nhiệm Văn phòng 10

Trong niềm vui nhận được Quyết định thành lập Hội, chúng tôi không khỏi bùi ngùi vì bác Nguyễn Văn Tình, người anh cả của chúng tôi, trưởng ban đầu tiên của Ban Vận động thành lập Hội, đã qua đời ngày 12/5/1987, trước đó 1 năm rưỡi!

 


Bác Nguyễn Văn Tình lúc đã nghỉ hưu

GS Nguyễn Văn Ngọ
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.