LNĐ. Năm 2001 NXB Azalées cho xuất bản quyển sách “Hoàng đế Duy Tân, – số phận bi thảm của hoàng tử Vĩnh San” (Duy Tan, Empereur d’Annam, – le destin tragique du prince Vinh San), trước tác của Hoàng tử Joseph Roger Vĩnh San, con trai út cựu hoàng Duy Tân. Quyển sách mô tả lại cuộc đời Hoàng đế Duy Tân, bị lưu đày sang đảo La Réunion khi mới 16 tuổi. Là một con người nhân đạo, khi thấy nước Pháp bại trận phải đầu hàng Phát xít Đức, ông đã tham gia phong trào kháng chiến Pháp ngay từ đầu, và năm 1945 được tướng De Gaulles phong quân hàm thiếu tá, chức vụ tiểu đoàn trưởng quân đội Pháp
Tác giả quyển sách đã làm sáng tỏ những phần chưa rõ trong tiểu sử vua cha. Sự tham gia nồng nhiệt của họ hàng, bạn bè, các sử gia và nhà nghiên cứu, đã cung cấp thêm nhiều bằng chứng phong phú và cả những tư liệu chưa được công bố về số phận phi thường của ông vua yêu nước này.
Quyển sách được báo chí trong nước dịch từng phần. Tôi trích đăng lại sau khi đã hiệu đính và thêm những ảnh lấy từ các tư liệu nước ngoài:
…………..” Cha tôi là người cầu tiến, ham học hỏi. Ông là người tiên phong tiếp cận với kỹ thuật vô tuyến điện trên hòn đảo hẻo lánh này và đã tham gia xây dựng đài thu phát truyền tin đầu tiên ở đây.Niềm say mê lớn nhất của ông chính là vô tuyến điện, vì ngành kỹ thuật này không những giúp cha tôi nuôi sống cả gia đình mà còn là phương tiện duy nhất giúp ông liên lạc được với thế giới bên ngoài. Rất tinh thông trong ngành vô tuyến điện nhờ tự học thêm, ông đã viết nhiều bài báo cho các tạp chí chuyên ngành và tiếp xúc với nhiều nhà vô tuyến nghiệp dư các nước khác qua làn sóng với hô hiệu FR8VX. Ngay chính quyền địa phương cũng phải nhờ ông dựng cho đảo một đài thu phát. Nhờ có máy thu nhạy, ông đã bắt được nhiều đài quốc tế: từ Delhi, Sài Gòn qua Tokyo, Melbourne, và ngay cả những đài bên Mỹ. Nhờ đó mà vào ngày 18/ 6/1940, ông đã nghe được bản tin hiệu triệu của tướng Charles De Gaulle – người đứng đầu của tổ chức chống Phát xít Đức mang tên Nước Pháp Tự do (Free France), trong chương trình “Tiếng nói của nước Pháp” của đài BBC.
Sự việc nước Pháp bại trận, đầu hàng phát xít Đức và sau đó xuất hiện lực lượng kháng chiến Pháp ở hải ngoại do tướng Charles De Gaulle cầm đầu, thành lập ở Anh để về tái chiếm đất Pháp, đã có tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của cựu hoàng Duy Tân. Ông xem Charles De Gaulle là thần tượng, là hình mẫu cho hoạt động cứu nước của mình. Lập tức ông nối liên lạc với “Nước Pháp Tự do” và tìm cách chuyển tin cho quân đội Pháp chưa đến đảo được. Nhờ ông mà nhóm người kháng chiến ở đảo theo dõi được diễn biến của cuộc thế chiến thứ hai và nhất là những bước tiến của quân Đồng Minh. Ông trở thành linh hồn của nhóm kháng chiến ở đảo. Vụ việc đổ bể, ông bị nhà cầm quyền La Réunion (lúc đó theo Chính phủ Vichy) bắt giam sáu tuần, từ ngày 7/5 đến ngày 19/6/1942.
Sau ngày giải phóng, chính phủ nước Pháp tự do, qua đề nghị của ông Capagorry, Thống đốc mới, không quên công lao của cha tôi, đã tặng thưởng ông Huy chương Kháng chiến với phù hiệu danh dự. Trong thư cám ơn Tướng De Gaulle về sự kiện này, cha tôi viết: “Khi tiếp nhận tôi trong số những người không chấp nhận nước Pháp bị hạ thấp vì thua một trận, ông đã làm vinh dự tôi…”.
Ngày 28/11/1942, khi chiếc khu trục hạm Léopard do thuyền trưởng Richard chỉ huy cập bến Saint-Denis, cha tôi đã tình nguyện nhập ngũ. Ông phó thuyền trưởng Baraquin thấy cha tôi có nhiều kiến thức về vô tuyến điện, nhận ngay làm phụ trách điện đài vô tuyến. Bị bệnh, ông phải lên bờ hai mươi hai ngày sau đó.Sau nhờ ông A. Capagory thống đốc La Réunion can thiệp, cha tôi gia nhập bộ binh Pháp dưới quyền của tướng Catroux với cấp bậc binh nhì. Được điều động đến Madagascar, ông thể hiện mình bằng cách thuyết phục được một tiểu đoàn 1.600 lính Đông Dương nổi loạn trở lại hàng ngũ. Một thời gian sau, ông được thăng lên chuẩn úy rồi sang châu Âu. Ngày 5/5/ 1945, ông được lệnh chuyển về phòng Quân sự của tướng Charles De Gaulle ở Paris. Ngày 20 /8/1945, ông được đưa qua phục vụ tại Bộ tham mưu của Sư đoàn 9 Bộ binh Thuộc địa đóng ở Forêt Noire, nước Đức. Ngày 29 tháng 10 năm 1945, tướng Charles de Gaulle ký một sắc lệnh hợp thức hóa những sự thăng cấp liên tiếp của cha tôi trong Quân đội Pháp: Thiếu úy từ 5/12/1942, Trung úy từ 5/12/ 1943, Đại úy tháng 12/1944 và Thiếu tá ngày 25/9/1945.
Vào ngày 29/8/1945, Hoàng tử Vinh San đã ra lời tuyên bố chính trị đầu tiên của ông kể từ khi ông lưu vong trên đài phát thanh tại Tananarive. Ông nói chuyện với người dân của mình, hô hào chống lại kẻ xâm lược Nhật Bản, nói rằng tương lai của đất nước chỉ có thể được hình thành thông qua các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với Pháp. Ngày 14 tháng 12 năm 1945, tướng Charles de Gaulle đã tiếp cha tôi. Trong tập “Hồi ký chiến tranh”, tướng De Gaulle ghi: “Tôi sẽ tiếp Cựu hoàng (Vĩnh San) và sẽ cùng ông xét xem chúng tôi sẽ làm được những gì? Đó là một nhân vật đầy cương nghị. Mặc dù bị lưu đày ròng rã 30 năm trời, hình ảnh của ông không hề phai mờ trong tâm hồn của dân tộc Việt Nam”.
De Gaulle gặp Hoàng tử Vinh San có lẽ đã phác thảo với ông các điều kiện về việc tái lập ngôi vua Việt Nam. Không may là liền ngay sau đó ông bị tai nạn máy bay ở giữa rừng rậm của Trung Ph không được thấy dự án này trở thành hiện thực.