REV-ECIT 2023 vinh danh và trao giải ‘The Best Paper Awards’ cho 3 đề tài khoa học xuất sắc nhất

26/12/2023 16:06
REV

Trong khuôn khổ sự kiện khoa học lớn nhất năm của Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam vừa được tổ chức với chủ đề “Đổi mới -Truyền cảm hứng – Giải phóng sức mạnh công nghệ”, Ban Tổ Chức đã trao giải The Best Paper Awards cho 3 đề tài xuất sắc nhất.

Theo đó, báo cáo ID16 với chủ đề “Sử dụng gói tin ngắn và đa truy nhập phân chia tỉ lệ điều khiển hệ thống UAV” của nhóm tác giả đến từ Trường Đại học Thông tin liên lạc Nha Trang là Nguyễn Danh Khoa, Vũ Đức Hiệp, Ngô Thanh Tùng, Trần Mạnh Hoàng đề xuất và phân tích phẩm chất của hệ thống điều khiển thiết bị không người lái (UAV: unmanned aerial vehicle) thông qua tiêu chuẩn tỉ lệ lỗi khối(BLER: block-length error rates).

Tác giả Trần Mạnh Hoàng (phải) đại diện nhóm Trường Đại học Thông tin liên lạc Nha Trang. Ảnh: Đức Thuận

Hệ thống đề xuất bao gồm, một trạm mặt đất (GCS: ground control station), nhiều thiết bị
UAV bay ở độ cao không đồng nhất. Sử dụng phương thức đa truy nhập phân chia tỷ lệ (RSMA: rate-splitting multiple access) và nhiều ăng-ten ở GCS để giảm nhiễu liên kết và pha-đinh. Các tín hiệu điều khiển luôn yêu cầu độ tin cậy cao và độ trễ thấp (URLL: ultra-reliable low latency), số lần sử dụng kênh là hữu hạn, do đó hệ thống xem xét phương thức truyền gói ngắn (SPC: short packet communication). Đường truyền từ GCS đến UAV tồn tại tia trực tiếp (LoS: line-of-sight), do đó xét kênh truyền tuân theo phân bố Nakagami. Sử dụng các kĩ thuật xấp xỉ tuyến tính, Gaussian-Chebyshev và tích phân Riemann bậc một (first order Riemann integration) để tính toán giá trị BLER xảy ra tại các UAV. Các giá trị BLER cung cấp những hiểu biết chi tiết về tối ưu tỉ lệ phân chia luồng dữ liệu dùng chung và riêng của các UAV, xác định độ cao bay tối ưu và hệ số phân bổ công suất cho các tín hiệu điều khiển.

Báo cáo thứ 2 trong nhóm 3 báo cáo được vinh danh lần này là báo cáo mã hiệu ID37 của nhóm tác giả đến từ trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM với chủ đề “Mô hình tự động nhận dạng tín hiệu LTE-NR thông qua kết hợp biến đổi Fourier nhanh và mạng học sâu”. Đây là sản phẩm của nhóm tác giả Nguyễn Gia Vương, Huỳnh Thế Thiện đến từ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.

Nhóm tác giả Nguyễn Gia Vương, Huỳnh Thế Thiện -Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh. Ảnh: Thế Kiên

Đại diện cho nhóm tác giả, Huỳnh Thế Thiện (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: “Trong mạng di động thế hệ mới, nhu cầu về băng thông ngày càng tăng, do đó, việc quản lý và sử dụng phổ hiệu quả hơn là rất cần thiết. Cảm nhận phổ là một giải pháp hiệu quả cho phép các thiết bị vô tuyến nhận thức xác định các dải tần số đang trống và sử dụng chúng để truyền dữ liệu, theo đó giúp tăng hiệu quả sử dụng phổ, vốn là một nguồn tài nguyên hạn chế. Báo cáo đề xuất một phương pháp phân biệt tín hiệu 5G và LTE mới giúp xác định chính xác dải tần số của tín hiệu trong mạng không dây thế hệ tiếp theo, qua đó tăng hiệu quả quản lý phổ tần số. Trong đó, một mạng học sâu với kiến trúc nơ-ron tích chập tiên tiến được xây dựng và nâng cấp cho phép phân đoạn chính xác các dải tần số của tín hiệu 5G và LTE trong ảnh phổ tín hiệu tổng hợp, vốn dĩ rất khó xác định nếu chỉ dựa trên các phương pháp truyền thống.”

Với chủ đề “Mô phỏng cơ chế đóng gói khoá hậu lượng tử Crystal-Kyber”, nhóm tác giả đến từ các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, đó là Nguyễn Tất Thắng (Trường Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội), Lê Nguyễn Thành Long (Học viện Kỹ thuật mật mã, Hà Nội), Đào Thanh Toản (Trường Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội) và Lục Như Quỳnh (Học viện Kỹ thuật mật mã, Hà Nội) đã cùng đưa ra cuộc tuyển chọn các ứng viên mật mã mà vẫn bảo đmar an toàn trước sự ra đời của các máy tính lượng tử.

Theo tác giả Lục Như Quỳnh thì “Ý tưởng của nghiên cứu này là phân tích đánh giá an toàn của cơ chế đóng gói khóa hậu lượng tử CRYSTAL-Kyber. Kyber là cơ chế đóng gói khoá hậu lượng tử KEM duy nhất được NIST chuẩn hoá để sử dụng trong thực tế nhờ có hiệu suất cao và độ bảo mật tốt. Trong nghiên cứu này, nhóm chúng tôi thực hiện mô phỏng quá trình trao đổi khóa của giao thức Crystal Kyber giữa 2 bên trong quá trình liên lạc. Kết quả đạt được, chương trình mô phỏng của nhóm được thể hiện ở 3 modulo (Tạo khóa, đóng gói khóa và gỡ đóng gói khóa) của cơ chế đóng gói khoá hậu lượng tử Kyber với các tham số đầu vào được đưa ra theo tiêu chuẩn của NIST. Với độ bảo mật ở mức từ 1 đến 5 theo NIST ta thu được thời gian sinh khoá mất khoảng từ 0.1878 (ms) - 0.2811(ms), thời gian đóng gói khoá sẽ mất khoảng 0.1249 (ms) - 0.2030 (ms) và thời gian gỡ đóng gói khoá mất khoảng 0.0468(ms) - 0.1251(ms).”

Có thể nói, thông qua kết quả nghiên cứu thu được, tốc độ và hiệu suất của Kyber có độ ổn định cao và phù hợp nhất để phát triển và thay thế cho các cơ chế bắt tay trao đổi khoá hiện nay đang trở nên yếu dần trước các cuộc tấn công bằng máy tính lượng tử.” Đồng tác giả Đào Thanh Toản khẳng định.

Việc vinh danh các báo cáo xuất sắc nhất là một phần trong tôn chỉ mục đích hoạt động của Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam nói chung cũng như trong khuôn khổ sự kiện REV-ECIT nói riêng. “Đúng với tinh thần, Hội nghị cũng là nơi kết nối, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà khoa học, các nghiên cứu sinh trên khắp cả nước.” Ông Trần Đức Lai – Chủ tịch Hội vô tuyến điện tử Việt Nam cho biết.

Với tôn chỉ này, trong suốt 35 năm hình thành và phát triển, REV-ECIT đã tạo điều kiện thuận lợi, là môi trường gặp gỡ, trao đổi giữa các doanh nghiệp công nghệ và cơ quan quản lý nhà nước, nhằm nhận diện cũng như đề xuất, giải quyết các vấn đề trong việc phát triển Điện tử, Viễn thông và Công nghệ thông tin ở Việt Nam.

Thông tin chi tiết về sự kiện, vui lòng truy cập thêm tại: https://rev-ecit.vn/

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT 2023) thành công tốt đẹp

Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT 2023) thành công tốt đẹp

REV-ECIT 2023 có gì thú vị?

REV-ECIT 2023 có gì thú vị?

REV-ECIT 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 12 tới đây

REV-ECIT 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 12 tới đây

Tin mới cập nhật

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại

World Mobile Broadband ISP & Cloud Summit 2024: thị trường băng thông di động Việt Nam với chuyển đổi số

World Mobile Broadband ISP & Cloud Summit 2024: thị trường băng thông di động Việt Nam với chuyển đổi số

Thành lập Chi hội Vô tuyến - Điện tử Trường Đại học Phenikaa

Thành lập Chi hội Vô tuyến - Điện tử Trường Đại học Phenikaa

Sắp diễn ra Hội thảo đào tạo cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Sắp diễn ra Hội thảo đào tạo cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phiên họp lần thứ nhất Ban Thường vụ REV nhiệm kỳ VIII thành công tốt đẹp

Phiên họp lần thứ nhất Ban Thường vụ REV nhiệm kỳ VIII thành công tốt đẹp

Ông Phạm Minh Tiến được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Hội REV

Ông Phạm Minh Tiến được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Hội REV

Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ VIII, Phương hướng hoạt động Hội

Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ VIII, Phương hướng hoạt động Hội

Phát biểu của Đồng chí Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tại Đại hội Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam, nhiệm kỳ VIII (2023-2028)

Phát biểu của Đồng chí Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tại Đại hội Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam, nhiệm kỳ VIII (2023-2028)

Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Chúc mừng Kỷ niệm 35 năm Thành lập Hội REV

Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Chúc mừng Kỷ niệm 35 năm Thành lập Hội REV

Báo cáo công tác Nhiệm kỳ VII (2018-2023)

Báo cáo công tác Nhiệm kỳ VII (2018-2023)

Diễn văn Kỷ niệm 35 năm Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam (17/12/1988 - 17/12/2023)

Diễn văn Kỷ niệm 35 năm Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam (17/12/1988 - 17/12/2023)

Ban Chấp hành Nhiệm kỳ VIII

Ban Chấp hành Nhiệm kỳ VIII

Tin đọc nhiều

Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT 2023) thành công tốt đẹp

Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT 2023) thành công tốt đẹp

REV-ECIT 2023 có gì thú vị?

REV-ECIT 2023 có gì thú vị?

REV-ECIT 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 12 tới đây

REV-ECIT 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 12 tới đây

Video xem nhiều

Phim 35 năm thành Hội REV nêu bật tinh thần tận hiến, ý chí sáng tạo của những con người Vô tuyến - Điện tử

Phim 35 năm thành Hội REV nêu bật tinh thần tận hiến, ý chí sáng tạo của những con người Vô tuyến - Điện tử

Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện (15/8/1945 - 15/8/2019)

Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện (15/8/1945 - 15/8/2019)