Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT 2023) thành công tốt đẹp
Để đánh giá một cách khách quan nhất về sự thành công của (REV-ECIT 2023) xin trích phần tham luận của PGS. TS. Hoàng Văn Xiêm, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN.
- REV-ECIT 2023 có gì thú vị?
- REV-ECIT 2023 vinh danh và trao giải ‘The Best Paper Awards’ cho 3 đề tài khoa học xuất sắc nhất
- REV-ECIT 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng 12 tới đây
Quang cảnh Hội nghị REV 2023 và Lễ kỷ niêm 35 năm thành lập Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam. Ảnh Phạm Anh
Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam (REV) vừa tròn 35 năm tuổi, một dấu mốc quan trọng, bước vào độ tuổi sung mãn nhất của một thế hệ. Cùng với rất nhiều những kết quả đáng ghi nhận trong 35 năm vừa qua, các Hội nghị, Hội thảo do Hội Vô tuyến - Điện tử tổ chức, đồng tổ chức ngày càng có vai trò và vị trí quan trọng trong sự phát triển của khoa học và công nghệ nước nhà.
Chia sẻ về những về vai trò và ý nghĩa của các Hội nghị, Hội thảo quốc gia, quốc tế do Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam tổ chức, đồng tổ chức trong những năm vừa qua, PGS. TS. Hoàng Văn Xiêm, trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN cho biết:
PGS. TS. Hoàng Văn Xiêm, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN chia sẻ về Hội nghị, Hội thảo quốc gia, quốc tế do Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam tổ chức. Ảnh: Hải Anh
Về Hội nghị ATC là Hội nghị quốc tế chuyên về các công nghệ hiện đại trong truyền thông (International Conference on Advanced Technologies for Communications) được đồng tổ chức hàng năm, được khởi xướng từ năm 2008, bởi Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam và Hiệp hội các kỹ sư điện và điện tử thế giới (IEEE). Ban đầu, mục tiêu là tạo diễn đàn trao đổi kiến thức, kỹ năng cho các nhà khoa học và kỹ sư Việt Nam và quốc tế về điện tử, truyền thông.
Tuy vậy, phạm vi của Hội nghị ngày càng được mở rộng sang các lĩnh vực liên quan như mạng, tín hiệu, mạch tích hợp, kỹ thuật điện tử, sóng vô tuyến. Hội nghị thu hút nhiều bài báo chất lượng từ các tác giả quốc tế.
Hội nghị ATC đã trở thành một sự kiện uy tín và có tầm ảnh hưởng, thu hút các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia. ATC 2023 vừa diễn ra tại Đà Nẵng với 96 bài báo được chọn đăng từ 151 bài gửi tới, thu hút 603 nhà khoa học đến từ 18 nước tham dự.
Các bài báo cáo Poster tại REV - ECIT 2023. Ảnh: Phạm Anh
Còn với Hội nghị REV-ECIT, đây là Hội nghị Quốc gia về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ thông tin (REV-ECIT), hội nghị được tổ chức thường niên, năm nay là lần thứ 26 tổ chức. Đây là một sự kiện mang tính khoa học và thân mật, tập hợp các nhà khoa học, nghiên cứu viên và doanh nghiệp công nghệ trong cả nước.
Trong 5 năm gần đây, số lượng bài tham gia REV-ECIT tăng mạnh, đạt kỷ lục 135 bài năm nay. Điều này khẳng định uy tín và vị thế ngày càng vững chắc của hội nghị.
REV-ECIT còn là nơi giao lưu, kết nối giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp công nghệ. Hội nghị có một số đặc điểm thú vị và khác biệt so với các hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế khác.
Một góc phiên hội thảo chuyên đề. Ảnh: Phạm Anh
Theo PGS. TS. Hoàng Văn Xiêm, REV-ECIT có một số điểm độc đáo như sau:
Thứ nhất, hội nghị diễn ra trong một ngày, với phiên buổi sáng dành cho báo cáo khoa học và phiên chiều là Diễn đàn trao đổi với các doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách. Mỗi năm, hội nghị đều có một chủ đề bám sát theo tình hình khoa học công nghệ tại Việt Nam cũng như trên thế giới, thu hút được sự quan tâm đồng đều của đông đảo các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong lĩnh vực Điện - Điện tử, Viễn thông và Công nghệ thông tin; Chính điều này làm cho số lượng người quan tâm hướng chú ý tới phiên khoa học cũng như phiên tọa đàm rất đồng đều; Các Session thường có từ 40-50 người dự và thảo luận sôi nổi. Nếu các quý vị ở đây đã từng dự các phiên hội thảo khoa học quốc tế khác sẽ thấy thường các phiên có khá ít người và sự trao đổi chuyên môn là rất hạn chế.
Thứ hai, Hội nghị đã tách biệt rõ vai trò của Ban tổ chức (BTC) và Ban chương trình (BCT), trong đó BCT tập trung vào chuyên môn, kêu gọi bài, tổ chức phản biện và hiệu đính Proceeding, còn BTC tập trung vào tổ chức hội nghị, kêu gọi tài trợ và các việc liên quan, điều này giúp chuyên môn hóa và giảm tải cho các thành viên then chốt.
Các nhà khoa học trao đổi sôi nổi trong giờ giải lao. Ảnh: Phạm Anh
Những điểm này có thể chưa nói hết được tầm vóc và ý nghĩa của REV-ECIT, tuy nhiên, qua đó đã giúp khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của REV-ECIT trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ của đất nước, không chỉ trong lĩnh vực điện tử - truyền thông mà cả các lĩnh vực đổi mới và sáng tạo khác đang ngày càng được quan tâm và thúc đẩy ở Việt Nam.
REV-ECIT hứa hẹn sẽ tiếp tục là nơi kết nối, trao đổi học thuật và thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông trên cả nước.
Là một nhà nghiên cứu trẻ, một hội viên của REV, PGS. TS. Hoàng Văn Xiêm mong muốn REV ngày càng phát triển, tiếp tục là nơi trao đổi, giao lưu, tạo mạng lưới hợp tác, gắn kết giữa các Khoa/Viện/ Trường trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông trên toàn quốc.
Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định thành lập ngày 17/12/1988. Đây là Hội đầu tiên trong lĩnh vực Bưu điện - Điện tử - Viễn thông - Phát thanh Truyền hình trước đây và nay là Thông tin và Truyền thông.
Trong khuôn khổ Hội nghị, Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam đã tổ chức bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ VIII (2023 - 2028). Ban chấp hành sau đó đã họp bầu Ban thường vụ và các chức danh.
Theo đó, ông Trần Đức Lai giữ vị trí Chủ tịch Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam nhiệm kỳ VIII. Ông Trần Đức Lai, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông, cũng chính là Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam nhiệm kỳ VII (2019-2023).
Ông Nguyễn Cảnh Minh sẽ là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam. Các Phó Chủ tịch còn lại gồm ông Trần Xuân Nam, Nguyễn Nam Long, Đặng Hoài Bắc, Chử Đức Trình, Đoàn Quang Hoan. Sau khi bầu các chức danh, các đại biểu cũng đã thông qua Nghị quyết của Đại hội.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành mới với 56 thành viên, Ban Thường vụ với 18 thành viên.
Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết
Gửi bình luận