ATC 2024: AI, 6G và bán dẫn thúc đẩy đổi mới và phát triển toàn cầu

17/10/2024 17:03
REV

Sáng 17/10, tại Tp. Hồ Chí Minh, Hội nghị quốc tế về các Công nghệ Truyền thông tiên tiến 2024 (International Conference on Advanced Technologies for Communications - ATC 2024) đã chính thức khai mạc. Hội nghị đặt trọng tâm vào ba lĩnh vực công nghệ cốt lõi là trí tuệ nhân tạo (AI), mạng 6G và bán dẫn. Đây được coi là những trụ cột quan trọng định hình tương lai đổi mới sáng tạo và tăng trưởng toàn cầu.

Quang cảnh Hội nghị ATC 2024. Ảnh: HC

Hội nghị quốc tế về các Công nghệ Truyền thông tiên tiến 2024 - ATC 2024, do Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam (REV), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) và Hội truyền thông IEEE (IEEE ComSoc) đồng tổ chức tại Eastin Grand Hotel Saigon TP. Hồ Chí Minh.

Tham dự Hội nghị có, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phan Tâm, Chủ tịch Hội REV Trần Đức Lai, Phó Chủ tịch/ Tổng Thư ký Hội REV Nguyễn Cảnh Minh, Giám đốc Học viện PITT Đặng Hoài Bắc, cùng đông đảo chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

Chính phủ chúng tôi nhìn nhận khoa học công nghệ không chỉ là công cụ, mà còn là động lực thiết yếu cho đổi mới sáng tạo và sự phát triển trong tương lai. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chia sẻ.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, ATC 2024 đã nhận được 307 bài báo từ 24 quốc gia, trong đó Ấn Độ, Nhật Bản và Philippines là những nước có nhiều tác giả tham gia nhất. Sau quá trình thẩm định nghiêm ngặt, 176 bài báo chất lượng cao của 682 tác giả đã được chọn để trình bày tại hội nghị.

Với mục tiêu thúc đẩy một diễn đàn quốc tế để trao đổi khoa học và công nghệ giữa các nhà khoa học Việt Nam và trên toàn thế giới trong lĩnh vực điện tử, truyền thông và các lĩnh vực liên quan, đồng thời thu thập các đóng góp nghiên cứu chất lượng cao của các nhà khoa học

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS.Đặng Hoài Bắc Giám đốc Học viện PTIT chia sẻ: "Học viện rất vinh dự khi là đơn vị tổ chức ATC 2024, nằm trong chuỗi Hội nghị đã trở thành nền tảng quan trọng cho các nhà nghiên cứu và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và trên toàn thế giới trao đổi, chia sẻ thông tin và kết quả nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác học thuật trong các công nghệ truyền thông tiên tiến.".

Thay mặt đơn vị đồng chủ trì,  PGS.TS. Đặng Hoài Bắc gửi lời tri ân sâu sắc tới các nhà tài trợ, đặc biệt là Samsung và VinIF, cùng các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật như Bộ Thông tin và Truyền thông, IEEE Việt Nam, Chi hội Xử lý Tín hiệu IEEE tại Việt Nam, Đại học Văn Lang và Tạp chí Điện tử và Ứng dụng. Sự đồng hành và cam kết của các tổ chức này đã đóng góp to lớn vào thành công của Hội nghị.

Ông cũng gửi lời cảm ơn đặc biệt đến các chuyên gia chủ trì các phiên hội nghị, ban chỉ đạo các tiểu ban của hội nghị, các chuyên gia thẩm định các bài báo, các diễn giả, tác giả trên toàn thế giới vì những đóng góp và sự quan tâm của các quý vị tới Hội nghị.

TS Trần Đức Lai, Chủ tịch Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam (REV) nhấn mạnh: "Hội nghị ATC là sự kiện khoa học công nghệ quốc tế thường niên được tổ chức từ năm 2008, đã trở thành diễn đàn khoa học uy tín trong lĩnh vực điện tử, truyền thông và công nghệ thông tin tại Việt Nam.".

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phan Tâm phát biểu tại Hội nghị ATC 2024. Ảnh HC

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhận định rằng: "Công nghệ số là chìa khóa mở ra những cơ hội mới, giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và củng cố vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu. Từ việc thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, công nghiệp, kinh doanh đến nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, công nghệ AI, 6G và bán dẫn đã, đang và sẽ tiếp tục là động lực cho sự phát triển bền vững, mạnh mẽ.".

TS. Trần Đức Lai bày tỏ lời cảm ơn đến các nhà khoa học, Ban tổ chức, PTIT, IEEE ComSoc và đặc biệt là Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng Thứ trưởng Phan Tâm đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động của Hội và sự kiện này trong nhiều năm qua.

Tại Hội nghị ATC 2024, các chuyên gia, các nhà khoa học đã thảo luận về sự kết hợp đột phá giữa trí tuệ nhân tạo, mạng 6G và công nghệ bán dẫn.

Theo các chuyên gia, trí tuệ nhân tạo (AI) đang đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các hệ thống hiện đại. Với khả năng tự học, phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định thông minh, AI đang là trung tâm trí tuệ của các hệ thống hiện đại.

Bên cạnh đó, công nghệ mạng 6G với tốc độ truyền tải vượt trội được kỳ vọng sẽ trở thành hạ tầng số quan trọng trong tương lai. Công nghệ này hứa hẹn mang đến khả năng kết nối siêu tốc, liền mạch giữa hàng tỷ thiết bị, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của kỷ nguyên số.

Trong khi đó, công nghệ bán dẫn được ví như "trái tim" của toàn bộ hệ sinh thái. Các chip bán dẫn tiên tiến cung cấp sức mạnh tính toán cần thiết để vận hành các thuật toán AI phức tạp và tối ưu hóa hiệu suất mạng 6G.

Lãnh đạo Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam và Ban tổ chức Hội nghị ATC 2024. Ảnh: HC

Đặc biệt, Ba giáo sư/ chuyên gia hàng đầu thế giới đến từ Hoa Kỳ và Australia chia sẻ những nghiên cứu mới nhất về AI và công nghệ 6G tại ATC 2024.

Giáo sư Symeon Chatzinotas, Thành viên IEEE, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu SIGCOM tại Đại học Luxembourg, là diễn giả chính tại ATC 2024 với bài trình bày về "Chòm sao vệ tinh lớn trong 6G và mạng phi mặt đất (NTN)". Nghiên cứu của ông tập trung vào các hệ thống vệ tinh đa quỹ đạo và các kiến trúc mạng phức hợp nhằm nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ vệ tinh.

Giáo sư Symeon Chatzinotas trình bày về "Chòm sao vệ tinh lớn trong 6G và mạng phi mặt đất (NTN)". Ảnh: HC

Bài trình bày của Giáo sư Symeon Chatzinotas sẽ đánh giá các thách thức và cơ hội của chòm sao vệ tinh trong 6G, từ việc cung cấp kết nối băng thông rộng tới các thiết bị di động, đến các ứng dụng IoT vệ tinh. Giáo sư Symeon cũng sẽ chia sẻ tầm nhìn về các nghiên cứu quan trọng trong tương lai, nhằm đưa ra các giải pháp dài hạn trong lĩnh vực truyền thông vệ tinh và mạng phi mặt đất.

Đặc biệt, Giáo sư Shui Yu từ Đại học Sydney (Australia) sẽ trình bày về "Bảo mật và quyền riêng tư trong trí tuệ nhân tạo". Báo cáo này được kỳ vọng sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về các giải pháp bảo mật trong thời đại kết nối siêu tốc.

Giáo sư Shui Yu từ Đại học Sydney (Australia) trình bày về "Bảo mật và quyền riêng tư trong trí tuệ nhân tạo". Ảnh: HC

Trong bài trình bày ông tập trung thảo luận về những vấn đề bảo mật hiện nay trong AI, đặc biệt là trong học máy, bảo mật và quyền riêng tư trong truyền thông ngữ nghĩa, metaverse, và các xu hướng tương lai liên quan. Ông cũng sẽ chia sẻ về những thách thức lớn mà nhóm nghiên cứu đang đối mặt và những định hướng tiềm năng trong lĩnh vực này.

Giáo sư Walid Saad, Khoa Kỹ thuật Điện và Máy tính, Đại học Virginia Tech, Hoa Kỳ sẽ chia sẻ về "Trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI) trong hệ thống không dây thế hệ mới". Nghiên cứu này tập trung vào các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu suất truyền tải trong thế hệ mạng mới.

Giáo sư Walid Saad chia sẻ chủ đề: Trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI) trong hệ thống không dây thế hệ mới. Ảnh: HC

Bài trình bày của ông sẽ tập trung vào việc tích hợp AI sâu rộng vào hệ thống không dây thế hệ mới, từ 6G đến các hệ thống thông minh liên kết giữa dữ liệu và con người. Ông nhấn mạnh rằng, các hệ thống không dây tương lai sẽ yêu cầu các mô hình trí tuệ nhân tạo có khả năng suy luận, điều khiển và ra quyết định theo cách giống như con người, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho các dịch vụ thông minh, bền vững và có tính phục hồi cao.

Sự góp mặt của ba diễn giả chính này sẽ mang đến những thảo luận sâu sắc về tương lai của AI và công nghệ 6G, từ khía cạnh bảo mật, thiết kế hệ thống đến lộ trình phát triển tổng thể.

Chương trình Hội nghị ATC 2024 kéo dài ba ngày từ 17-19/10/2024, bao gồm ba bài phát biểu quan trọng, 15 phiên thảo luận chuyên đề và 3 phiên trình bày poster. Đặc biệt, việc tổ chức trực tiếp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đại biểu giao lưu, kết nối.

#REV

,

#ATC 2024

Bình luận

Tối thiểu 10 chữ Tiếng việt có dấu Không chứa liên kết

Gửi bình luận

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cam kết tổ chức thành công ATC 2025

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cam kết tổ chức thành công ATC 2025

Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Nhận Cờ Đăng Cai Tổ Chức Hội Nghị ATC 2024

Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Nhận Cờ Đăng Cai Tổ Chức Hội Nghị ATC 2024

ATC 2023: Các xu hướng mới của công nghệ vi mạch bán dẫn

ATC 2023: Các xu hướng mới của công nghệ vi mạch bán dẫn

408 nhà khoa học đến từ 22 nước tham gia hội nghị về công nghệ truyền thông

408 nhà khoa học đến từ 22 nước tham gia hội nghị về công nghệ truyền thông

408 nhà khoa học đến từ 22 quốc gia đóng góp trí tuệ cho ATC 2022

408 nhà khoa học đến từ 22 quốc gia đóng góp trí tuệ cho ATC 2022

Hội nghị Quốc tế về Công nghệ tiên tiến trong Truyền thông 2022 - ATC 2022 chính thức khai mạc

Hội nghị Quốc tế về Công nghệ tiên tiến trong Truyền thông 2022 - ATC 2022 chính thức khai mạc

ATC 2022 - Những tiến bộ trong truyền thông không dây B5G / 6G

ATC 2022 - Những tiến bộ trong truyền thông không dây B5G / 6G

Đại học Mở Hà Nội đưa ATC 2022 trở lại Thủ đô

Đại học Mở Hà Nội đưa ATC 2022 trở lại Thủ đô

ATC-2021: Chiplet tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn thế giới

ATC-2021: Chiplet tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn thế giới

ATC-2021 'Công nghệ tiên tiến cho Truyền thông' chính thức khai mạc

ATC-2021 'Công nghệ tiên tiến cho Truyền thông' chính thức khai mạc

Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam tổ chức thành công hội nghị ATC 2020

Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam tổ chức thành công hội nghị ATC 2020

ATC 2019: Xu hướng công nghệ hiện đại trong kỷ nguyên số

ATC 2019: Xu hướng công nghệ hiện đại trong kỷ nguyên số

Tin mới cập nhật

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cam kết tổ chức thành công ATC 2025

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cam kết tổ chức thành công ATC 2025

REV chung sức, đồng lòng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

REV chung sức, đồng lòng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam kêu gọi các Chi Hội/ cá nhân, chung sức đồng lòng với đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 và lũ lụt miền Bắc

Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam kêu gọi các Chi Hội/ cá nhân, chung sức đồng lòng với đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 và lũ lụt miền Bắc

REV và HaUI: Cầu nối học thuật và thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ

REV và HaUI: Cầu nối học thuật và thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ

Thành lập chi hội Vô tuyến - Điện tử Trường Đại học công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn

Thành lập chi hội Vô tuyến - Điện tử Trường Đại học công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn

REV-ECIT 2024 được tổ chức tại Trường Đại học Phenikaa

REV-ECIT 2024 được tổ chức tại Trường Đại học Phenikaa

Báo chí Liên hiệp Hội Việt Nam với thế mạnh phản biện và giám định xã hội

Báo chí Liên hiệp Hội Việt Nam với thế mạnh phản biện và giám định xã hội

TS Thái Minh Tần nguyên Phó chủ tịch Hội Vô tuyến -Điện tử Việt Nam từ trần

TS Thái Minh Tần nguyên Phó chủ tịch Hội Vô tuyến -Điện tử Việt Nam từ trần

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng chúc mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng chúc mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại

World Mobile Broadband ISP & Cloud Summit 2024: thị trường băng thông di động Việt Nam với chuyển đổi số

World Mobile Broadband ISP & Cloud Summit 2024: thị trường băng thông di động Việt Nam với chuyển đổi số

Thành lập Chi hội Vô tuyến - Điện tử Trường Đại học Phenikaa

Thành lập Chi hội Vô tuyến - Điện tử Trường Đại học Phenikaa

Tin đọc nhiều

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cam kết tổ chức thành công ATC 2025

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cam kết tổ chức thành công ATC 2025

ATC 2023: Các xu hướng mới của công nghệ vi mạch bán dẫn

ATC 2023: Các xu hướng mới của công nghệ vi mạch bán dẫn

408 nhà khoa học đến từ 22 nước tham gia hội nghị về công nghệ truyền thông

408 nhà khoa học đến từ 22 nước tham gia hội nghị về công nghệ truyền thông

Hội nghị Quốc tế về Công nghệ tiên tiến trong Truyền thông 2022 - ATC 2022 chính thức khai mạc

Hội nghị Quốc tế về Công nghệ tiên tiến trong Truyền thông 2022 - ATC 2022 chính thức khai mạc

ATC 2022 - Những tiến bộ trong truyền thông không dây B5G / 6G

ATC 2022 - Những tiến bộ trong truyền thông không dây B5G / 6G

Đại học Mở Hà Nội đưa ATC 2022 trở lại Thủ đô

Đại học Mở Hà Nội đưa ATC 2022 trở lại Thủ đô

ATC-2021: Chiplet tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn thế giới

ATC-2021: Chiplet tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn thế giới

ATC-2021 'Công nghệ tiên tiến cho Truyền thông' chính thức khai mạc

ATC-2021 'Công nghệ tiên tiến cho Truyền thông' chính thức khai mạc

Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam tổ chức thành công hội nghị ATC 2020

Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam tổ chức thành công hội nghị ATC 2020

ATC 2019: Xu hướng công nghệ hiện đại trong kỷ nguyên số

ATC 2019: Xu hướng công nghệ hiện đại trong kỷ nguyên số

Video xem nhiều

Phim 35 năm thành Hội REV nêu bật tinh thần tận hiến, ý chí sáng tạo của những con người Vô tuyến - Điện tử

Phim 35 năm thành Hội REV nêu bật tinh thần tận hiến, ý chí sáng tạo của những con người Vô tuyến - Điện tử

Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện (15/8/1945 - 15/8/2019)

Kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống ngành Bưu điện (15/8/1945 - 15/8/2019)